thongke.info
Đang tải dữ liệu...

  
Trang chủGiới thiệuPhương pháp luậnQuản lý, phân tích số liệuCơ sở dữ liệu, xuất bản phẩmĐào tạo và tư vấnDiễn đàn
Quản lý số liệu (Data management)
Nhập liệuXử lý số liệu
Viết lệnh check trong Cspro
Trang chủ  >  Main menu  >  Quản lý, phân tích số liệu  >  Quản lý số liệu (Data management)  >  Nhập liệu  >  Viết lệnh check  >  Viết lệnh check trong Cspro

Hướng dẫn viết logical check trong Cspro

Xin chào các bạn,


Ở những bài viết trước, thongke.info đã giới thiệu với các bạn bài viết giới thiệu hướng dẫn tạo form trong Cspro. Hôm nay, thongke.info xin giới thiệu tiếp một phần quan trọng sau khi đã tạo form nhập liệu xong: logical check.


Bạn nào đã từng sử dụng phần mềm nhập liệu epidata thì chắc hẳn đã biết đến file check với đuôi .chk và tầm quan trọng nó trong quá trình nhập liệu. File check được xây dựng trên chính sự logic của bộ câu hỏi, nó giúp bạn quản lý khoảng nhập liệu (Range – ví dụ: range 1-6), bước nhảy (jumps), hay viết các lệnh phức tạp trực tiếp cho từng câu hỏi (viết check cho câu hỏi nhiều lựa chọn hay viết check ràng buộc giữa các câu hỏi với nhau), vv. Các bạn có thể tham khảo thêm bài viết “hướng dẫn viết file check trong epidata” trên thongke.info.


Trong Cspro cũng có chức năng như vậy, tuy nhiên nó được gọi là logic, sau đây thongke.info sẽ giới thiệu cách viết logical check cho một vài câu hỏi cụ thể.


Thuật ngữ dùng trong Cspro.

Proc: procedure (tạm dịch là quy trình thực hiện/chạy)

Preproc: Pre-procedure: trước khi nhập

Postproc: Post-procedure: sau khi nhập

Errmsg: Error message: thông báo lỗi

Reenter: Re-enter: nhập lại

Endif: Kết thúc


Viết check cho câu hỏi có range


Sau khi tạo form nhập liệu xong, các bạn dùng chuột kích vào biểu tượng logic trên thanh công cụ. Một cửa sổ lớn sẽ hiện ra bao gồm 2 phần, 1 phần bên trái hiển thị tất cả các biến, phần còn lại là khoảng trống để viết lệnh check.


Ví dụ: viết check cho biến A1: mã tỉnh (giả sử cuộc điều tra diễn ra tại 4 tỉnh và được đánh mã từ 1 đến 4).


Các bạn dùng chuột kích vào câu a1-Tinh, bên tay phải bạn sẽ xuất hiện một khoảng trống rộng để bạn viết check:




Các bạn viết theo cú pháp sau cho câu a1-Tinh


Nghĩa là range của câu a1-Tinh chỉ nằm trong khoảng từ 1-4, nếu chúng ta nhập ngoài khoảng này hệ thống sẽ báo lỗi OUT OF RANGE

Sau khi viết lệnh xong các bạn kích vào chức năng complie trên thanh công cụ để kiểm tra xem lệnh mình viết đã đúng chưa, nếu viết lệnh chưa đúng hệ thống sẽ báo lỗi cho bạn.


Viết lệnh nhảy (jumps)

Trường hợp 1:

Ví dụ câu hỏi trong bộ câu hỏi như sau:

A1: Nhà anh/chi có điện thoại không? (nếu không hỏi câu A3, bỏ qua A2)

1) 2) Không

A2: Nhà anh/chi có những loại điện thoại nào?

1) Điện thoại bàn 2) Điện thoại di động

A3: Nhà anh/chị có tivi không?

1) 2) Không

Lệnh viết check sẽ như sau:


Trường hợp 2:

B1: Công việc của anh/chị trong 1 năm qua thay đổi như thế nào? (nếu chọn 1 hỏi tiếp B3, bỏ qua B2)

1) Không thay đổi gì 2) Công việc ít hơn 3) Công việc tăng lên

B2: Nếu ít hơn, lý do vì sao?

............................................................................

B3: Nếu tăng lên, lý do vì sao?

............................................................................

B4: Anh/chị có hài lòng với công việc hiện tại không?

Lệnh viết check sẽ như sau:


Chú ý:

  • Ký tự $ dùng để thay thế cho tên biến trong trường hợp bạn không muốn nhắc lại tên biến khi nó dài.
  • Nếu trong lệnh các bạn không viết rõ preproc hay postpro thì hệ thống sẽ tự động nhận lệnh của các bạn ở chế độ postproc

Ở những bài viết sau thongke.info sẽ tiếp tục giới thiệu cách viết check cho câu hỏi nhiều lựa chọn và trích xuất số liệu sang các định dạng phần mềm phân tích.



Số lượt đọc:  1222  -  Cập nhật lần cuối:  15/02/2016 09:16:13 AM