thongke.info
Đang tải dữ liệu...
Cơ sở dữ liệu địa lý, nhân khẩu
Trang chủ  >  Main menu  >  Cơ sở dữ liệu, xuất bản phẩm  >  Cơ sở dữ liệu địa lý, nhân khẩu

Một số chỉ số cơ cấu dân số Việt Nam: Thay đổi cơ cấu tuổi dân số

Xin chào các bạn.

Thongke.info xin giới thiệu các chỉ số cơ câu dân số, đây là các chỉ số hữu ích trong nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực liên quan đến dân số. Trong bài viết này thongke.info sẽ giới thiệu chỉ số:

Thay đổi cơ cấu tuổi dân số


Theo Ủy ban Kinh tế và Xã hội khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Liên hợp quốc (UNESCAP), dân số một nước sẽ bước vào thời kỳ ‘bắt đầu già’ khi tỷ lệ dân số cao tuổi (từ 60 tuổi trở lên) chiếm từ 10% tổng dân số trở lên. Dân số được coi là bước vào thời kỳ ‘già’ khi tỷ lệ này từ 20% trở lên. Theo dự báo dân số của Tổng cục Thống kê năm 2011, Việt Nam sẽ bước vào giai đoạn ‘bắt đầu già’ vào năm 2017 và chỉ sau 20 năm, dân số Việt Nam bước vào giai đoạn ‘già’.


Dự báo dân số trẻ em (từ 0-14 tuổi) ngày càng giảm cả về số lượng và tỷ lệ trong tổng dân số. Dân số trong độ tuổi lao động (từ 15-59 tuổi) tăng lên và đạt mức cao nhất khoảng 67% vào năm 2016 và sau đó giảm dần. Vì vậy, dân số cao tuổi tăng nhanh cả về số lượng và tỷ lệ trong tổng dân số. Nếu lấy năm 2009 làm năm so sánh thì tính đến năm 2049, tổng dân số tăng 1.25 lần, trong đó dân số trẻ em (0-14) tuổi giảm còn 2/3; dân số trong độ tuổi lao động tăng 1,1 lần và dân số cao tuổi tăng hơn 3 lần.

Ở các bài sau thongke.info sẽ tiếp tục giới thiệu các chỉ số: tỷ số phụ thuộc dân số (demographic dependency ratio), tỷ số hỗ trợ tiềm năng (potential support ratio), chỉ số già hóa (aging index), và xu hướng ‘nữ hoá’ dân số cao tuổi (feminization of aging).

Giang Thanh Long

Bui Vân Linh - Thongke.info